Hơn 10 năm lặn bắt nhum ở vùng biển Sa Huỳnh, anh Nguyễn Đạm ở thôn Châu Me, xã Phổ Châu cho biết mùa săn bắt kéo dài từ tháng 3 đến tháng 7 dương lịch.
Ngư dân "săn" nhum ở gành đá Châu Me, xã Phổ Châu, vùng biển Sa Huỳnh.Ảnh:Trí Tín.
Dụng cụ để bắt gồm một móc sắt, giỏ sắt (hoặc giỏ tre) buộc xốp xung quanh cho nổi trên mặt biển, kính lặn. Ngư dân bắt đầu ngày làm việc từ 8h sáng, nghỉ trưa trên ghe sau đó tiếp tục làm việc đến chiều mới trở về nhà.
"Nhum thường sống dưới kẽ đá, bám vào san hô ở vùng biển gần bờ nên muốn bắt nó phải lặn sâu từ 1 đến 5m mới có thể bắt được", anh Đạm nói. Trung bình một hộ gia đình bắt được khoảng 300 đến 500 con nhum mỗi ngày, sau khi sơ chế được khoảng 4-6 kg thịt, thu nhập 1-1,5 triệu đồng.
Ngư dân địa phương thường gọi con nhum với tên gọi khác là cầu gai hay nhím biển. Bên ngoài tua tủa gai nhưng trong thân lại là lớp thịt vàng ươm, gồm 12 múi cả trứng và thịt. Ông Nguyễn Thành ở thôn Châu Me, xã Phổ Châu cho biết vùng biển Sa Huỳnh có 4 loại nhum đen, nhum giang, nhum bạc và nhum bắn. "Trong 4 loài nhum nói trên, hai loài nhum đen và nhum giang là có thể làm được nhiều món ăn ngon và chế biến đặc sản mắm nhum", ông Thành cho biết.
Bà Võ Thị Tuyết Mai, chủ nhà hàng ở xã Phổ Châu cho biết trung bình mỗi ngày gia đình thu mua khoảng 20kg nhum thịt của ngư dân địa phương. Nhu cầu của thực khách tăng cao nên giá thu mua mỗi kg nhum hiện tại đến 250.000 đồng.
"Mùa này khách du lịch khắp nơi đổ dồn về gành đá Châu Me tham quan, tắm biển Sa Huỳnh nên có bao nhiêu nhum chế biến các món nhum xào, cháo nhum, nhum đổ trứng, mắm nhum chấm thịt heo.. cũng bán hết nhanh chóng. Ngoài ra, du khách còn mua đặc sản mắm nhum đóng chai (500ml) với giá 150.000 đồng về làm quà nên thu nhập cũng khấm khá", bà Mai vui vẻ kể.
Sau khi lặn bắt đưa từ biển về nhà, ngư dân vệ sinh loại bỏ bùn đất, rong rêu rồi dùng kéo bổ đôi, lấy thịt vàng ươm của con nhum để bán cho các chủ hàng hoặc thương lái. Ảnh:Trí Tín.
|
Theo ngư dân địa phương, ăn những món ăn chế biến từ nhum nhanh hồi phục sức khỏe và giúp tiêu hóa tốt, tác dụng bổ dương và tăng cường sinh lực.
Trao đổi với VnExpress.net ông Nguyễn Xuân Thành, Phó chủ tịch UBND xã Phổ Châu cho biết, hiện tại có khoảng 50 hộ dân ở các thôn Tấn Lộc, Châu Me, Vĩnh Tuy và Hưng Long thường xuyên hành nghề lặn bắt loài nhum ở vùng biển Sa Huỳnh. Ước tính mỗi ngày ngư dân nơi đây khai thác khoảng 60 đến 80kg nhum thịt thương phẩm.
"Nhờ mức tiêu thụ tăng cao nên bà con ngư dân lẫn các cơ sở thu mua, nhà hàng kinh doanh trên địa bàn xã có thu nhập cao, góp phần đưa thương hiệu đặc sản nhum ở vùng biển Sa Huỳnh ngày càng lan xa", ông Thành nhấn mạnh.
Theo tài liệu của Viện Hải dương học, trên thế giới hiện có khoảng 800 loài nhum nhưng chỉ có một số loài ăn được và thực sự có giá trị kinh tế. Phần ăn được của nhum là tuyến sinh dục, mùi vị thơm ngon và có giá trị dinh dưỡng phong phú. Do nhu cầu tiêu thụ của các nước trên thế giới rất lớn, nên nhum thường được xuất khẩu sang Nhật Bản, Pháp, Mỹ, Australia… Ở Việt Nam, do chưa tìm ra phương pháp sinh sản nhân tạo giống nhum nên người nuôi vẫn chủ yếu tìm mua giống tự nhiên.
Trí Tín
theo: nexpress.net
Like Web Đức Phổ trên Facebook để được cười và nhận tin nhiều hơn nhé ^^
Chức năng bình luận bằng facebook tạm đóng. Apps comments Facebook sẽ sớm cập nhật để quản lý và chặn comments được tốt hơn.
Đức Phổ Online trên Facebook
Fanpage Đức Phổ Web
Nhớ like 76h1.blogspot.com trên Facebook để nhận bài đăng và tin tức hàng ngày nhé bạn! ^^
Nhớ like 76h1.blogspot.com trên Facebook để nhận bài đăng và tin tức hàng ngày nhé bạn! ^^
Bình luận: (chức năng này tạm đóng) Lên đầu trang